Đặc điểm sinh học
 
Về ngoại hình, cá ba sa rất dễ phân biệt đối với các loài khác trong . Thân ngắn hình thoi, hơi dẹp bên, lườn tròn, bụng to tích lũy nhiều mỡ, chiều dài tiêu chuẩn bằng 2,5 lần chiều cao thân. Đầu cá ba sa ngắn hơi tròn, dẹp đứng. Miệng hẹp, chiều rộng của miệng ít hơn 10% chiều dài chuẩn, miệng nằm hơi lệch dưới mõm. Dải răng hàm trên to rộng và có thể nhìn thấy được khi miệng khép lại, có 2 đôi râu, râu hàm tren bằng ½ chiều dài đầu; râu hàm dưới bằng 1/3 chiều dài đầu. Răng trên xương khẩu cái là một đám có vết lõm sâu ở giữa và hai đám răng trên xương lá mía nằm hai bên. Có 40-46 lược mang trên cung mang thứ nhất, vây hậu môn có 31-36 tia vây. Răng vòm miệng với dải răng trên xương khẩu cái ở giữa và răng trên xương lá mía ở 2 bên. Chiều cao của cuống đuôi hơn 7% chiều dài chuẩn. Mặt lưng có màu nâu, mặt bụng có màu trắng.
Cá basa Việt Nam chứa axit béo thiết yếu DHA
Một nghiên cứu gần đây cho thấy, mỡ cá basa Việt Nam (loại cá nước ngọt nuôi bè trên sông Mekong) không những có đủ thành phần axit béo không no mà còn chứa DHA. Trước đây, loại axit béo quan trọng này được xác định là chỉ có trong mỡ cá hồi, cá sọc, một số loài cá vùng biển sâu, vùng Greenland, Nhật Bản.
Tiến sĩ Hoàng Đức Như, Phó chủ tịch Hội Dinh dưỡng TP HCM cho biết như vậy trong một báo cáo được công bố ngày 28/2/2003. Theo đó, trong tương lai gần, các nhà khoa học sẽ tiến hành tách DHA từ mỡ cá basa để bổ sung vào thực phẩm, thay thế cho DHA tổng hợp nhập ngoại. Ông Như cũng đưa ra
một biện pháp bổ sung

DHA đơn giản và hiệu quả cao: Ăn cá basa nhiều

mỡ mỗi tuần 2-3 lần, mỗi lần ít nhất 85 g.
DHA có tác dụng chuyển hóa cholesterol thành những dẫn xuất

không gây tắc mạch máu, làm giảm các chứng loạn đập tim, đau

bụng kinh ở phụ nữ và tiền sản giật.