Danh sách chất xử lý và chế phẩm vi sinh sử dụng nuôi tôm, cá HPDON-TS

Danh mục một số chất được phép sử dụng trong ngành thủy sản gồm có các loại sau:

Vôi (CaCO3, CaO) là tác nhân chính dùng xử lý đất và nước ao nuôi cũng được xem như chất diệt tạp và khử trùng trước khi thả giống, ngoài ra còn có tác dụng giảm độ chua (axid) trong đất, tăng kiềm, hòa tan các chất hữu cơ, kích thích tảo phát triển.

 

Chlorine có 2 dạng là Calci hypochloride và Natri Hypochloride là hợp chất oxy hóa mạnh, có tính độc với tất cả các sinh vật dùng khử trùng nước, ao nuôi, bể ương dụng cụ. Chlorine có thể diệt tất cả các vi khuẩn, virút, tảo, phiêu sinh động vật trong nước. Với hàm lượng Chlorine 60%, có thể dùng từ 50-100ppm để khử trùng đáy ao và 20-30ppm để khử trùng nước ao. Trong ao có tôm thì hàm lượng dùng từ 0,08-0,10ppm.

 

 

Formaldehyde (Formalin, Formol) sử dụng như chất khử trùng trong trại giống và ngoài ao nuôi, diệt nấm, vi khuẩn, ngoại ký sinh trùng trên tôm, cá. Lượng dùng từ 10-25ppm khi bệnh bùng nổ nhưng phải có sẵn nước để thay để tăng cường ôxy trong ao. Khi sử dụng trong ao nuôi thì ngưng cho tôm cá ăn và sau 24 giờ phải thay nước. Trong trại giống có thể dùng từ 200-300ppm từ 30 giây đến 1 phút để phòng bệnh MBV trên ấu trùng tôm sú.

 

 

Benzalkonium Chlorine (BKC) cũng là chất độc đối với vi khuẩn, vi rút, nấm…hiệu quả nhanh hơnFormaldehyde. Liều dùng khi cải tạo ao 3-5ppm ở mực nước 10-30cm và để kiểm soát mầm bệnh từ 0,3-1,0ppm ở mực nước 1m.

 

 

 

Iodine cũng tương tự như Chlorine là chất ôxy hóa mạnh để diệt sinh vật, vi rút.

 

Thuốc tím (KMnO4) là chất có khả năng ôxy hóa chất hữu cơ, vô cơ và diệt khuẩn được sử dụng với nồng độ 1-2ppm có tác dụng tăng DO, giảm chất hữu cơ trong ao.

 

Rotenol, Saponin được chiết từ rễ dây thuốc cá (Rotenol) và có nhiều trong bã hạt trà (Saponin) là chất độc với cá nhưng không với loài giáp xác. Được dùng để diệt cá tạp trong ao tôm hoặc ức chế hô hấp của cá, ngoài ra còn có thể xử lý bệnh mảng bám trên tôm.

 

Nhóm chế phẩm sinh học (Probiotic) và men vi sinh, trong đó nhóm 1 dùng xử lý ao nuôi hoặc bổ sung vào thức ăn. Còn nhóm 2 giúp các men phân hủy chất hữu cơ có nguồn gốc từ đạm, béo, đường, xơ giúp phân hủy chất thải trong ao nuôi.

 

Vitamin C giúp tăng cường trao đổi chất và tăng sức đề kháng chống các bệnh nhiễm khuẩn, giảm strees do các biến động môi trường.

Sắc tố Carotenoid giúp tạo màu sắc cho thức ăn thủy sản, có trong thịt và vỏ tôm do cá, tôm không tự tổng hợp được sắc tố mà tùy thuộc vào lượng carotenoid trong thức ăn.

 

Đồng Sulphate Sulfate đồng là một dạng muối đồng ngậm nước (CuSO4.5H2O), ở dạng tinh thể có màu xanh, không mùi. Được bắt đầu đưa vào sử dụng trong xử lý rong tảo và trị bệnh ký sinh trùng trên động vật thủy sản.

 

 

STT

Tên hóa chất

Công dụng

1

Các loại vôi

 

 

CaCO3, CaO

Cải tạo, xử lý nền đáy ao

 

Dolomite, Zeolite, bột vỏ sò, CaCO3

Xử lý nước, nền đáy ao trong khi nuôi

2

Các loại hóa chất khử trùng, diệt tạp

 

 

Chlorine, Formaldehyde, thuốc tím (KMnO4), Iodine, GDA (Glutaraldehyde), BKC (Benzalkonium Chloride)

Xử lý nền đáy ao, xử lý nước ao nuôi, diệt tảo, nhóm Nguyên sinh động vật

3

Nhóm hạt bã trà, dây thuốc cá

 

 

Saponin, Rotenol, dây thuốc cá

Diệt cá tạp, diệt nhóm Nguyên sinh động vật tạo mảng bám trên thân tôm

4

Nhóm phân bón (vô cơ và hữu cơ)

 

 

NPK, bột đậu nành, bột cá, bột cám gạo

Gây màu nước (kích thích tảo phát triển)

5

Nhóm chế phẩm sinh học

 

 

Các loại chế phẩm (vi sinh và enzym)

Phân hủy chất hữu cơ, kích thích nhóm vi khuẩn có lợi phát triển

6

Mật rỉ đường

Kích thích nhóm vi khuẩn có lợi phát triển, ức chế nhóm vi khuẩn gây hại