I/KHÁI QUÁT HỆ THỐNG EPOXY TỰ SAN PHẲNG
 
Sơn phủ dày tự san phẳng gốc epoxy không dung môi hai thành phần, là chủng loại sơn cao cấp trong dòng sơn Epoxy được sử dụng trong các công trình xây dựng hiện nay. Sau khi được thi công và bảo dưỡng đúng qui cách sẽ có các tính năng vượt trội như: độ bằng phẳng, độ bóng cao, khả năng chịu tải trọng, kháng mài mòn, kháng hóa chất tuyệt vời, chống thấm, chống ẩm tuyệt đối, dễ vệ sinh, dễ sửa chửa, dặm vá trong quá trình duy tu, bảo dưỡng. Đáp ứng được các yêu cầu khắc khe về vệ sinh, an toàn thực phẩm, dược phẩm, y tế, phẫu thuật…
-Tính năng thi công vượt trội, khả năng tự chảy và tự san phẳng rất cao nên cho phép ứng dụng đến độ dày lớp phủ tối thiểu 01mm. Được sử dụng làm vật liệu phủ nền sàn cao cấp cho các khu vực như:
+Phòng vô trùng, phòng mổ bệnh viện, phòng thí nghiệm…
+Nhà máy chế biến dược phẩm, thuốc thú y…
+Nhà máy chế biến thực phẩm, thủy hải sản, nông sản…
+Nhà máy lắp ráp linh kiện điện tử, quang học, thiết bị chính xác…
+Nhà máy sản xuất công nghiệp, sản xuất xe hơi, dệt may…
+Nhà máy hóa chất, thuốc sát trùng…
 
+Nhà bếp, nhà ăn, garage, bãi đậu xe…
 
 
II/QUY TRÌNH THI CÔNG
 
1)YÊU CẦU DỤNG CỤ,THIẾT BỊ THI CÔNG
-Bay thép, bay lượn góc chuyên dụng, bàn chà răng cưa U5, ru-lo lăn, ru-lo gai khử bọt, bàn cào răng cưa chữ V, búa, đục, băng keo, thước kéo…
-Máy đo độ ẩm bề mặt, máy mài, máy cắt bê tông cầm tay, máy mài đĩa hợp kim, máy hút bụi công nghiệp, máy khuấy, cân định lượng…
 
2)YÊU CẦU BỀ MẶT BÊ TÔNG NỀN SÀN
-Đáy lớp bê tông nền phải được xử lý chống ẩm bằng lớp lót PVC
-Bề mặt bê tông phải được xoa phẳng bằng máy xoa nền sàn
-Lượn tròn góc vuông giao nhau giữa nền sàn và tường.
-Bê tông phải được bảo dưỡng tối thiểu 28 ngày và có cường độ nén tối thiểu 20 MPa.
-Độ ẩm bề mặt bê tông tối đa không quá 4%
-Các vết nứt, lỗ rỗng, các vị trí khiếm khuyết… phải được xử lý, sửa chữa, dặm và bằng các loại vật liệu chuyên dụng.
-Các mảng vữa xi măng, bê tông rơi vãi bám dính bề mặt phải đục bỏ hoàn toàn.
-Các vết dầu mỡ, các tạp chất hữu cơ phải được tẩy rửa bằng Thinner.
-Vệ sinh lớp bụi bề mặt bằng máy hút bụi công nghiệp và Thinner.
 
3)TRÌNH TỰ THI CÔNG
-Sửa chữa bề mặt (nếu có) bao gồm các công việc: xử lý vết nứt, dặm vá các vị trí khiếm khuyết, mài phẳng các vị trí nhấp nhô có độ cao vượt quá yêu cầu.
-Đục bỏ các mảng vữa xi măng, bê tông rơi vãi bám dính trên bề mặt nền sàn
-Tẩy rửa các vết dầu mỡ, tạp chất hữu cơ (nếu có) bằng Thinner.
-Kiểm tra độ ẩm bề mặt nền sàn (độ ẩm yêu cầu ≤4%)
-Vệ sinh tổng thể bề mặt nền sàn
-Hút bụi bề mặt lần cuối bằng máy hút bụi công nghiệp công suất lớn.
-Lăn 1 đến 3 lớp sơn lót gốc Epoxy Primer 
-Kiểm tra bề mặt lớp lót sau 2 giờ kể từ lúc thi công.
-Lăn lót bổ sung tại các vị trí bề mặt còn khiếm khuyết (nếu có, do bề mặt hấp thụ mạnh)
-Sau 2÷8 giờ kể từ khi thi công lớp lót, tiến hành thi công lớp phủ
-Bảo dưỡng bề mặt trong thời gian 24 giờ có thể đi bộ được.
-Bảo dưỡng hoàn toàn sau 7 ngày đưa công trình vào sử dụng.
 
**Lưu ý: Nhằm đảm bảo bề mặt có độ bóng tối đa, khu vực thi công phải đảm bảo không phát sinh bụi hoặc côn trùng trong thời gian tối thiểu 12 giờ kể từ lúc thi công lớp phủ.
Trên đây là quy trình chuẩn để thi công sơn Epoxy Tự Phẳng do nhà cung cấp đề nghị dựa trên sự hiểu biết, kinh nghiệm thực tế và đặc tính kĩ thuật sản phẩm của chúng tôi.
Tuy nhiên, quy trình này có thể thay đổi tùy theo yêu cầu kỹ thuật cũng như tình hình thực tế cụ thể của từng công trình, chủ đầu tư, nhà tư vấn thiết kế…