Giảm giá từ 5-10% cho các loại xe nâng điện đứng lái/ngồi lái từ 1-3 tấn nhân dịp  ĐẠI LỄ . Với những dòng xe đời cao sản xuất năm 2010-2016.

 

Mỗi mẫu xe nâng hàng điều có những lợi thế riêng của mình, Vì thế , việc lựa chọn đúng mẫu xe phục vụ cho công việc rất quan trọng cả về vấn đề An toàn và năng suất làm việc của người sử dụng . Xe nâng điện phù hợp với công việc được thực hiện trong kho chứa hơac hoặc các cơ sở sản xuất yêu cần chủ yếu trong nhà, đối với những công việc nâng hàng trong nhà và bạn không muốn gây ra khói hay tiếng ồn thì xe nâng điện sẽ là lựa chọn hoàn hảo nhất .

 

 

* CẤU TẠO CHUNG CỦA XE NÂNG ĐIỆN NOBLELIFT 

 

Đây là phần đầu tiên của loại bài viết giúp các bạn tìm hiểu về cấu tạo cơ bản của một chiếc xe nâng Hàng nhãn hiệu Noblelift và các thuật ngữ liên quan. Tuy loại bài này dựa trên xe nâng Noblelift , tuy nhiên có thể coi nội dung này cũng có thể áp dụng với hầu hết các dòng xe nâng khác.

 

1a7cf-xe-nang-hang-ngoi-lai-2-tan

 

Tổng quan cấu tạo cơ bản một chiếc xe nâng 
Trước hết, mời bạn quan sát bức hình minh họa dưới đây, và chú ý các nhãn ghi tên các bộ phận xe. Đường chỉ  cuối đường nối với nhãn chỉ chính xác vị trí của bộ phận mà nhãn nói đến.

 

Cấu tạo chung của một chiếc xe nâng Noblelift  

 

Chúng ta sẽ tìm hiểu lần lượt từng bộ phận này:

Trụ nâng (mast): bộ phận này thường gồm 2 trụ kim loại lớn và chắc chắn, đóng vai trò trụ đỡ cho toàn bộ hệ thống nâng. Độ nghiêng trụ nâng có thể được điều chỉnh bởi người lái xe nâng thông qua xy lanh nghiêng thủy lực (xem bên dưới) để giữ hàng hóa tốt hơn khi vận chuyển.

 

 

ti-704766j3218

 

Xy lanh nghiêng (tilt cylinder): bộ phận này là các ống thủy lực, có nhiệm vụ điều chỉnh độ nghiêng của trụ nâng.

Giàn nâng (carriage): bộ phận này là một khung kim loại chắc chắn, và gắn trực tiếp với hệ thống nâng hạ cơ học (xích hoặc xy lanh nâng thủy lực, xem bên dưới). Các bộ phận nâng gián tiếp khác đều được gắn trên giàn nâng (càng hoặc giá đỡ, xem bên dưới).

Xích/xy lanh nâng (lift chain/cylinder): bộ phận này có nhiệm vụ kéo giàn nâng lên và kìm giữ giàn nâng khi hạ xuống. Nó thường có cấu tạo gồm các sợi xích gắn với mô tơ nâng (lift motor, không thể hiện trong hình) hoặc xy lanh thủy lực (hydraulic cylinder, không thể hiện trong hình).

Càng nâng (forks): bộ phận này thường gồm 2 thanh kim loại giống tạo hình như các mũi trên một cái nĩa (vì vậy mà có tên tiếng Anh là fork, nghĩa là cái nĩa), gắn vào dàn nâng. Trong thao tác thông thường, càng nâng được người lái xe nâng điều khiển đưa vào bên dưới kệ hàng, sau đó nâng lên rồi di chuyển theo ý muốn. Khoảng cách giữa các càng có thể được điều chỉnh bởi người lái xe nâng, tùy thuộc vào cấu tạo xe, để phù hợp với các loại hàng hóa khác nhau.

 

cang-704764j3218

 

Giá đỡ (backrest): bộ phận này có cấu tạo là một khung kim loại, lắp trên giàn nâng, phía trên càng nâng, cho phép hàng hóa tựa vào khi nâng lên và trụ nâng được kéo nghiêng về phía sau, giúp hàng hóa được giữ vững hơn, phù hợp khi di chuyển, đặc biệt trên bề mặt gồ ghề hoặc nghiêng.

Bánh tải (drive wheel): là 2 bánh xe ở phía trước, được gắn với động cơ tải (drive motor), có nhiệm vụ đưa xe nâng di chuyển tiến hoặc lùi. Đồng thời bộ phận này cũng đóng vai trò tâm đối trọng. Có thể hiều xe nâng là một đòn bẩy, trong đó bánh tải là tâm/trục của đòn bẩy, cón hàng hóa, và bộ phận đối trọng, là 2 đầu của đòn bẩy.

Bánh lái (steering/rear wheel): là hệ thống bánh xe ở phía sau, có thể là 1, 2 hoặc nhiều hơn. Bánh lái có thể xoay ngang, giúp điều chỉnh hướng di chuyển của xe nâng sang 2 bên (vào cua). Bánh lái thường không được truyền lực tải từ mô tơ tải.

 

banh-xe-704761j3218

 

Đối trọng (counter-weight): bộ phận này gồm nhiều thành phần khác nhau của xe nâng, trong đó chủ yếu là động cơ và ắc quy (đối với xe nâng chạy điện), mục đích là sử dụng trọng lượng của mình tạo nên đối trọng với trọng lượng hàng hóa, với tâm đối trọng là bánh tải, giúp xe nâng giữ được thăng bằng khi bốc xếp hàng hóa. Tải trọng hàng hóa tối đa của một chiếc xe nâng phụ thuộc nhiều vào cấu tạo của bộ phận đối trọng này, theo nguyên tắc đòn bẩy.

Buồng lái (cabin): là nơi người lái xe nâng ngồi hoặc đứng trong quá trình điều khiển xe nâng.

Mui xe (overhead guard): tấm trần cabin, ngoài tác dụng che mưa, nắng, còn có tác dụng bảo vệ người lái khỏi các vật thể hay chính hàng hóa rơi vào người.
Ghế (seat): không cần giải thích gì thêm. Chỉ các xe nâng thiết kế ngồi lái mới trang bị ghế.

Tay lái/vô lăng (steering wheel): cũng không cần giải thích gì thêm. Tuy nhiên, một số dòng xe nâng không có tay lái, ví dụ xe nâng sàn bán tự động (walkie).
Hy vọng các bạn đã hiểu thêm về cấu tạo chung, tên gọi và chức năng các bộ phận chính của một chiếc xe nâng Noblelift . Trong phần sau, chúng ta sẽ tìm hiều kỹ hơn về từng bộ phận này.

 

vo-lang-704768j3218

 

Cấu tạo chi tiết trụ nâng
Trong phần trước chúng ta đã tìm hiểu cấu tạo cơ bản của một chiếc xe nâng .Trong phần này, chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu một trong những bộ phận quan trọng nhất của một chiếc xe nâng, đó là phần trụ nâng (mast) cùng các thông số liên quan.

xe-nang-dien-ngoi-lai-1-62btan-3m1

 

Trước hết, chúng ta cần làm quen với một số thuật ngữ cơ bản liên quan đến trụ nâng, đó là:

+ Chiều cao nâng tối đa (lift height): đây là chiều cao đạt được của càng nâng (forks) khi đã trụ nâng được nới (extend) ở mức tối đa (xem hình minh họa bên dưới).
+ Chiều cao nâng cơ bản (free lift height): là chiều cao đạt được của càng nâng khi trụ nâng chưa phải nới thêm.
+Chiều cao tối thiều (lowered/collapsed height): là chiều cao từ sàn đến đỉnh trụ nâng khi hạ thấp tối đa.
+Chiều cao dàn nâng tối đa (extended height): là chiều cao từ sàn đến đỉnh của trụ nâng khi đã được nới tối đa.

 

b56c3-xe-nang-dien-2-tan

 

* Đối với xe nâng thông dụng, có 3 loại trụ nâng chính sau đây:

 

Trụ nâng 2 tầng (duplex, 2 stage): là loại trụ nâng có 2 phần, phần phía ngoài cố định, phần phía trong có thể được nới để nâng cao thêm dàn nâng và càng nâng.

Trụ nâng 3 tầng (triplex, 3 stage): là loại trụ nâng có 3 phần, phần phía ngoài cố định, 2 phần phía trong có thể được nới để nâng cao thêm dàn nâng và càng nâng. Loại trụ nâng này thường được sử dụng với các xe nâng cần phải có chiều cao tối thiểu phù hợp để có thể di chuyển qua các cửa kho thấp.

Trụ nâng 4 tầng (triplex, 4 stage): là loại trụ nâng có 4 phần, phần phía ngoài cố định, 3 phần phía trong có thể được nới để nâng cao thêm dàn nâng và càng nâng. Loại trụ nâng này có chiều cao tối thiểu rất thấp, thường được dùng trên các xe nâng phải di chuyển vào ra các container.

Hình bên dưới minh họa bản vẽ một trụ nâng 3 tầng điển hình:
Mời các bạn xem thêm các hình minh họa bên dưới để thấy rõ hơn hoạt động của hệ thống trụ và càng nâng trên một chiếc xe nâng trong thực tế.

mast-details-486x540

Một chiếc xe nâng  với trụ nâng (mast) và càng nâng (forks) hạ thấp thuận tiện cho di chuyển

Một chiếc xe nâng với trụ nâng (mast) nới tối đa và càng nâng (forks) được đưa lên cao để xếp hàng hóa

b94ba-xe-nang-ngoi-lai-2-tan

 

Các thông số kích thước cơ bản

Khi nói đến các thông số của một chiếc xe nâng, chúng ta cần chú ý các thông số kích thước cơ bản, để đảm bảo lựa chọn được một chiếc xe nâng phù hợp với đặc thù kho bãi và yêu cầu bốc xếp hàng hóa của chúng ta. Dưới đây là một số thông số kích thước cơ bản của một chiếc xe nâng Noblelift cùng với mô tả của chúng:

Chiều dài trung bình (overall length): đây là chiều dài tính từ khung sau của xe nâng đến đầu chóp càng nâng. Thông số này rất quan trọng vì nó cho ta biết khoảng cách tối thiểu ta cần để chiếc xe nâng có thể di chuyển thoải mái trong khi thao tác.

Chiều cao trung bình (overall height): đây là chiều cao tính từ sàn đến điểm cao nhất của một chiếc xe nâng khi trụ nâng không nới thêm. Điểm cao nhất của một chiếc xe nâng trong trường hợp này có thể là điểm cao nhất của trụ nâng, hoặc của mui/trần xe, vì vậy ta cần phải hết sức chú ý tránh nhầm lẫn khi xem xét. Đồng thời, cũng cần để ý đến sự thay đổi của chiều cao liên quan đến kích thước lốp/vỏ bánh xe. Thông số này quan trọng vì nó cho ta biết chiều cao phù hợp của cửa kho hoặc container hàng để xe nâng có thể ra vào.

Chiều rộng trung bình (overall width): thông số này có thể thay đổi tùy theo cách đo đạc. Nó có thể khoảng cách giữa 2 mép 2 bên của vỏ bảo vệ xe, hoặc là chiều rộng của hệ thống dàn nâng, hay cũng có thể là khoảng cách giữa mép ngoài của các bánh xe. Ta cần lưu ý cần thận và tốt nhất nên tham khảo tài liệu kỹ thuật chi tiết của xe hoặc tham vấn nơi bán xe nâng.

 

f07ea-xe-nang-dien-2-5tan

 

Cho dù trên đây ta mới chỉ xem xét 3 thông số kích thước cơ bản của một chiếc xe nâng, nhưng xin các bạn đừng coi thường và đừng bỏ qua chúng khi lựa chọn cho mình một chiếc xe nâng. Chắc chắn ta không muốn mắc sai lầm khi bỏ ra một khoản đầu tư lớn để mua về một chiếc xe nâng mà khi sử dụng là không thể di chuyển thoải mái, thường xuyên bị mắc kẹt gữa các kệ hàng, hoặc thậm chí không chui nổi vào qua cửa kho.

(Sưu Tầm )