Tấm tản nhiệt là bộ phận chịu trách nhiệm chính trong việc làm mát của tháp giải nhiệt. Nếu không có bộ phận này, tháp không thể hạ nhiệt nước được. Tuy nhiên, do tiếp xúc với nước trực tiếp, tần suất cao nên bộ phận này rất dễ bị cáu cặn, rong rêu làm giảm hiệu suất vận hành. Dưới đây là hình ảnh dự án thay thế mới tấm tản nhiệt tại Bến Tre của chúng tôi.

Dự án thay thế mới tấm tản nhiệt tại Bến Tre

Tấm tản nhiệt là gì? 
Trong quá trình vận hành, các hệ thống máy móc thường dễ phát sinh nhiệt. Nhiệt độ máy quá cao sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thiết bị cũng như hiệu suất quá trình vận hành. Do đó mà rất nhiều các nhà máy, xí nghiệp đã lắp cho mình những chiếc tháp giải nhiệt để hỗ trợ làm mát máy móc.

Tháp giải nhiệt là thiết bị cho khả năng làm mát nước nóng thông qua phương pháp trích nhiệt. Tấm tản nhiệt mà hôm nay chúng ta tìm hiểu chính là một bộ phận quan trọng trong tháp tản nhiệt.

Tấm tản nhiệt hay còn được gọi là tấm giải nhiệt, tấm tản nhiệt nước, tấm tản nhiệt PVC, lõi lọc, filling, màng lọc PVC,… Chúng được ép nóng trong khuôn nhất định, sau đó được sản xuất theo thiết kế khác nhau để phù hợp với từng dòng tháp giải nhiệt khác nhau. 

Xem thêm: Tính toán lượng nước thất thoát khi sử dụng tháp giải nhiệt

Những tấm tản nhiệt nước này có cấu tạo khá đơn giản. Nó bao gồm nhiều tấm màng nhựa mỏng xếp chồng lên nhau tạo thành khối, nước sẽ rơi trên đó, tạo ra một lớp nước mỏng để dễ tiếp xúc với không khí. Loại tấm tản nhiệt nước phổ biến hiện nay được làm bằng nhựa PVC từ những hạt polyvinyl clorua mới 100%, cho độ bền bỉ tốt mà không dễ bị biến dạng.

Bề mặt của tấm giải nhiệt có thể được thiết kế dạng phẳng, nhăn, rỗ tổ ong hoặc có dạng sóng tùy vào từng loại tháp làm mát cũng như công suất của tháp.

Cụ thể, trong quá trình vận hành của tháp, nước nóng sẽ được bơm vào tháp theo đường ống đi đến đầu phun. Đầu phun sẽ phun nước xuống tấm tản nhiệt. Lượng nước sẽ phân phối đi khắp bề mặt tấm tản nhiệt. Đồng thời, không khí từ bên ngoài được đưa vào máy và đẩy thẳng lên để tiếp xúc với tấm tản nhiệt để hạ nhiệt nước. Khí nóng sẽ được quấn ra ngoài còn nước lạnh sẽ rơi xuống bể chứa.

Một số tấm tản nhiệt phổ biến tại Alpha Vina Cooling Tower

Các bước thay thế khối đệm bao gồm các tấm tản nhiệt: Khi nào cần thay thế các tấm tản nhiệt ?

- Các bạn nên thay thế định kỳ 3 năm/ lần.

- Trường hợp các tấm tản nhiệt quá bẩn, có thể có một lớp cặn vôi bám kín thì bạn nên có kế hoạch thay ngay.

Bước 1. Tháo các tấm tản nhiệt cũ. Bạn nên tháo các tấm tản nhiệt cũ bị bám bẩn và đưa xuống phía dưới bể chứa nước lạnh. Cần lưu ý là phải bịt lỗ thoát nước sau làm mát nếu không khi tháo các cặn bẩn sẽ rơi xuống bể nước vào lại hệ thống.

Bước 2. Thay tấm tản nhiệt mới.

- Để đưa các tấm tấm tản nhiệt vào bên trong bạn có thể tháo nắp bên cạnh hoặc tháo dàn đỡ chống thất thoát nước ở ngay phía dưới quạt.

- Tùy theo kích thước tháp mà bố trí số nhân viên kỹ thuật ngồi xung quanh bên trong tháp với khoảng cách đều nhau, thay từ bên trong ra bên ngoài theo cột trụ dẫn nước. Cần đảm bảo luôn có khe hở giữa các lá tản nhiệt để đảm bảo tiết diện trao đổi nhiệt.

Bước 3. Hoàn thành. Và dưới đây là kết quả sau khi hoàn thành.

Hoàn thành thay thế tấm tản nhiệt nước 

Bài viết dưới đây chia sẻ một số hình ảnh  dự án thay thế mới tấm tản nhiệt tại Bến Tre . Ngoài việc sản xuất tháp giải nhiệt nước, Alpha Vina Cooling Tower còn cung cấp đầy đủ các linh kiện tháp giải nhiệt đi kèm như: tấm tản nhiệt, đầu phun, cánh quạt, motor,....Quý khách cần tìm hiểu thêm các sản phẩm vui lòng liên hệ hotline: 0903 880 938 - 0903 992 945 - 0903 962 945 để nhận được hỗ trợ nhanh nhất.