KT 40 x55 cm

chất liệu : đồng vàng 

Rồng thời Lý thân tròn lẳn, khá dài, không có vẩy, uốn khúc mềm mại và thon dài từ đầu đến chân, trông rất nhẹ nhàng và thanh thoát. Rồng thường ngẩng đầu lên, miệng thì há to, mép trên của miệng không có mũi, kéo dài ra thành một cái vòi uốn mềm mại, vươn lên cao, vuốt nhỏ dần về cuối. Một chiếc răng nanh mọc từ cuối hàm trên, uốn cong và vắt qua vòi mép ở trên, có trường hợp răng nanh rất dài, uốn lượn mềm mại để vươn lên, hoặc với lên bao lấy viên ngọc.

Thân rồng dài, dọc sống lưng có một hàng vảy thấp tỉa riêng ra từng cái, đầu vây trước tua vào hàng vây sau. Bụng là đốt ngắn như bụng rắn, có bốn chân, mỗi chân có ba ngón phiá trước, không có ngón chân sau. Vị trí của chân bao giờ cũng đặt ở một chỗ nhất định. Chân trước mọc gần giữa khúc uốn thứ nhất, chân đối xứng phía bên kia nằm gần cuối khúc uốn này. Hai chân sau bao giờ cũng ở gần khoảng giữa khúc uốn thứ ba. Cả bốn chân đều có khủy phía sau và có móng giống chân loài chim.

Thời Lý là thời dân tộc ta mới giành lại được độc lập tự chủ sau hơn 1000 năm Bắc thuộc, nên các nghệ nhân rất ý thức tạo ra hình tượng rồng khác biệt với hình tượng rồng của Trung Hoa. Do đó, nói đến biểu tượng rồng thuần Việt Nam là nói đến rồng thời Lý.