Liên hệ: 0931 49 6769

Buồng đếm hồng cầu, bạch cầu, tế bào có tráng bạc Marienfeld

- Buồng đếm hồng cầu hay buồng đếm tế bào, buồng đếm là một lam mẫu được sử dụng để xác định nồng độ tế bào trong mẫu chất lỏng. Buồng đếm này thường được sử dụng để xác định nồng độ của các tế bào máu nên hay gọi là buồng đếm hồng cầu, hoặc nồng độ của các tế bào tinh trùng trong mẫu. Lamen được đặt trên mẫu, nổi trên mặt chất lỏng, được đặt ở độ cao nhất định (thường 0.1mm).

-Ngoài ra, còn có một mạng lưới được khắc vào bên trong phần kính của buồng đếm hồng cầu. Lưới này gồm các hình vuông kích thước khác nhau được sắp xếp trật tự, cho phép tính toán dễ dàng các tế bào. Bằng cách này, có thể xác định số lượng tế bào trong một thể tích quy định.

- Buồng đếm hồng cầu, bạch cầu, tế bào có tráng bạc Marienfeld được sử dụng nhiều trong bệnh viện, các phòng thí nghiệm và dùng trong công tác giảng dạy cho sinh viên. Ưu điểm của buồng đếm này là có lớp tráng bạc nên người sử dụng có thể nhìn rõ số lượng hồng cầu, tế bào, bạch cầu cần đếm.

-Chuẩn bị mẫu: Các chất lỏng có chứa các tế bào phải được chuẩn bị thích hợp trước khi đưa vào buồng đếm hồng cầu. Pha trộn: chất lỏng phải ở dạng huyền phù đồng nhất. Các tế bào dính lại với nhau thành một khối rất khó đếm và không được phân bổ đồng đều. Nồng độ thích hợp: Nồng độ của các tế bào không nên quá cao hoặc quá thấp. Nếu nồng độ quá cao, các tế bào sẽ chồng lên nhau và rất khó đếm. Còn nồng độ thấp thì chỉ có một vài tế bào trên mỗi một ô vuông sẽ làm lỗi thống kê cao hơn, đo đó phải đếm nhiều ô vuông gây mất thời gian. Dịch huyền phù có nồng độ cao cần được pha loãng thành 1:10, 1: 100 và 1: 1000. Để có dung dịch có độ pha loãng 1:10 lấy 1 phần của mẫu trộn với 9 phần nước (hoặc tốt hơn là nước muối sinh lý để tránh làm vỡ các tế bào).

-Đếm tế bào: Đếm tế bào đang ở trên đường kẻ của ô vuông: Cần phải chú ý các tế bào nằm trên đường kẻ của ô vuông của buồng đếm hồng cầu. Tế bào chạm vào đường kẻ phía trên và bên phải của 1 ô vuông không nên đếm, nên đếm các tế bào ở phía dưới và bên trái. Số ô vuông cần đếm: nồng độ càng thấp, thì số ô vuông phải đếm càng nhiều. Nếu không sẽ bị lỗi thống kê. Cần đếm bao nhiêu hình vuông? Để tìm hiểu thì có thể tính nồng độ tế bào trên mỗi ml dựa trên những con số thu được từ 2 ô vuông khác nhau. Nếu kết quả cuối cùng khác nhau nhiều thì có thể là một dấu hiệu của lỗi lấy mẫu.

-Tính toán mật độ tế bào Để tính toán cần thực hiện các phép tính đơn giản dựa trên những con số sau: số lượng tế bào đếm được trong một hình vuông, diện tích hình vuông, chiều cao của mẫu, hệ số pha loãng. Mục tiêu là để tìm số lượng tế bào trong 1ml dung dịch ban đầu.

Bước 1 - Tính trung bình: Nếu không đếm tất cả các tế bào trong một hình vuông lớn (1mmx1mm) thì cần phải tính trung bình các kết quả trước khi tiếp tục. Trong ví dụ này, giả sử số lượng tế bào trung bình 123.456 tế bào.

Bước 2 - Tính thể tích: Cần xác định thể tích thể hiện bằng các hình vuông. Chiều rộng và chiều cao của hình vuông (ví dụ như 0.25mm x 0.25mm) phải được nhân với chiều cao của mẫu (thường được in trên buồng đếm hồng cầu,