Chi tiết

A,  Đồ Thờ Gỗ Cường Huân  ( Làng nghề Cát Đằng - Ý Yên- Nam Định)

     Quốc lộ 10 đoạn chạy qua ngã ba Cát Đằng hằng ngày luôn náo nhiệt bởi lượng người và phương tiện đi lại. Nằm sát mặt đường, xưởng mộc của nghệ nhân Ngô Văn Cường ( Đồ thờ gỗ Cường Huân) thôn Cát Đằng . Tiếp nối và phát huy truyền thống của rất nhiều thế hệ cha ông, ngày nay sản phẩm của cơ sở Đồ thờ gỗ Cường Huân đã chiếm trọn niềm tin của khách hàng trong phạm vi toàn Quốc. Minh chứng cho việc đó là hai lần VTV1 Đài Truyền Hình Việt Nam về làm phóng sự về làng nghề truyền thống Cát Đằng thì cả 2 lần đều chọn ghi hình tại cơ sở Đồ thờ gỗ Cường Huân.

B.  CHI TIẾT BỘ HẠC THỜ ( GỖ MÍT TA)

 - BỘ HẠC THỜ của Đồ thờ gỗ Cường Huân được tạo nên từ các công đoạn như chọn gỗ,  những nét đục đẽo chi tiết dưới tay người thợ thủ công, nước sơn tỉ mỉ. Sau đây là chi tiết về kích thước, loại gỗ ,...

Chim Hạc  thờ còn mang ý nghĩa tượng trưng cho những mong ước phát triển của con người được thể hiện qua hình dáng cao lớn, mỏ dài, nhọn, như mũi tên của sự vận động. Chim Hạc ngậm hoa sen tượng trưng cho sự giác ngộ, vươn tới ánh sáng, thoát khỏi u tối.

1.Kích Thước :

Hạc thờ phổ biến ở đây là các đôi Hạc thờ cánh cụp, đuôi xoè, được phân chia làm 2 dòng cơ bản:
   - Hạc đặt trên ban thờ có kích thước nhỏ, chầu hai bên đỉnh thờ, kích thước từ 40cm, 50cm, 60cm, 65cm, 70cm...

   - Hạc đặt dưới đất, phía trước ban thờ thường có kích thước lớn, phổ biến là 1m27, 1m35, 1m55, 1m76, 1m97, 2m17....

Kiểu dáng Hạc thường là đứng trên mình rùa và ngậm Hoa sen.

2, Loại Gỗ 

 -   Gỗ Mít ta ( ưu chuộng) : 

Các đồ thờ xưa thường được làm bằng gỗ mít vì gỗ mít không mọt, có mùi thơm, cây mít lại là biểu tượng của nhà giàu (nhà ngói cây mít). Đồng thời, vì cây mít rất sai quả, quả ra từ gốc đến ngọn, mỗi quả lại có rất nhiều múi, mỗi múi có một hạt, mỗi hạt sẽ phát triển thành một cây tượng trưng cho sự sinh sôi phát triển dồi dào.

3, Ý nghĩa của đôi hạc trong văn hóa thờ cúng
   

   Trong nhiều tài liệu và sách cổ ca ngợi rất nhiều về những đức tính tốt đẹp mà loài chim Hạc, điều đó cho thấy từ xa xưa con người rất coi trọng loài chim quý này. Thậm chí chim hạc còn được gọi là “nhất phẩm điểu” hay là “nhất phẩm đương triều”.

    Loài chim Hạc là biểu trưng cho sự thuần khiết, thanh liêm, không tham lam, không sa đọa không dục vọng, biểu trưng cho lòng nghĩa hiệp, đức quân tử, trượng nghĩa, những người hiền sỹ ưu tú, … Vì thế chim hạc được coi là vật quý thường dùng làm vật phẩm cống vua. Hình dáng chim hạc đứng trên phiến đá trước sóng triều ngụ ý tới phẩm chất cao quý, mạnh mẽ đối đầu với khó khăn, mang lại may mắn và ấm êm.

   Truyền thuyết còn nói rằng hạc là chim tiên sống rất thọ, trong cuốn “Tướng hạc kinh” đã gọi hạc là ” thọ bất khả lượng” (sống lâu không thể tính) hay “hạc thọ thiên tuế” (hạc sống nghìn năm). Cũng chính bởi vậy, nhiều thế hệ sau sùng bái và coi hình ảnh chim Hạc như một lời chúc, một mong ước về sự trường thọ.

   

   Quý khách hàng có nhu cầu mua đôi hạc hoặc  đồ thờ cúng có thể mua sẵn tại các cửa hàng bán đồ thờ, hoặc có thể đặt làm  theo kích thước và chất liệu mong muốn tại các cơ sở chuyên cung cấp đồ  thờ cúng, các xưởng đồ thờ gỗ  uy tín tại các làng nghề  Cát Đằng nổi tiếng như Ý Yên – Nam Định.

Tại Đồ Thờ Gỗ Cường Huân có đủ các mẫu hạc thờ được chạm khảm tinh xảo với đủ các kích thước theo yêu cầu của khách hàng.

Cần tìm hiểu thêm thông tin về các sản phẩm đồ thờ gỗ cao cấp , Quý khách vui lòng liên hệ địa chỉ sau:

  - Văn phòng HN : CT1-1 khu đô thị Mễ Trì Hạ, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liên , thành phố Hà Nội

   - Xưởng Mộc      : Ngã 3 Cát Đằng, thôn Cát Đằng, xã Yên Tiến, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định