Chi tiết

A,  Đồ Thờ Gỗ Cường Huân  ( Làng nghề Cát Đằng - Ý Yên- Nam Định)

     Quốc lộ 10 đoạn chạy qua ngã ba Cát Đằng hằng ngày luôn náo nhiệt bởi lượng người và phương tiện đi lại. Nằm sát mặt đường, xưởng mộc của nghệ nhân Ngô Văn Cường ( Đồ thờ gỗ Cường Huân) thôn Cát Đằng . Tiếp nối và phát huy truyền thống của rất nhiều thế hệ cha ông, ngày nay sản phẩm của cơ sở Đồ thờ gỗ Cường Huân đã chiếm trọn niềm tin của khách hàng trong phạm vi toàn Quốc. Minh chứng cho việc đó là hai lần VTV1 Đài Truyền Hình Việt Nam về làm phóng sự về làng nghề truyền thống Cát Đằng thì cả 2 lần đều chọn ghi hình tại cơ sở Đồ thờ gỗ Cường Huân.

B.  CHI TIẾT BỘ KHÁM THỜ ( GỖ MÍT TA)

 - Khám Thờ của Đồ thờ gỗ Cường Huân được tạo nên từ các công đoạn như chọn gỗ,  những nét đục đẽo chi tiết dưới tay người thợ thủ công, nước sơn tỉ mỉ. Sau đây là chi tiết về kích thước, loại gỗ ,...

 - Quanh thân khám thờ có các phần nhô ra như vây gọi là chương. Chương được trang trí phía trên phần hộp khám thờ bằng gỗ và xung quanh hai bên khám về phía trên. Nhìn tổng thể chương giống như vương miệng hay mũ trong bộ chiến bào thời xưa, vừa có nét đẹp uyển chuyển,mềm mại, vừa tạo ra sự oai phong, thể hiện uy quyền. Trên chương được điêu khắc các họa tiết mang những màu sắc ý nghĩa đa dạng về văn hóa và phong thủy. Trên chương thường tach những hình như tứ linh hóa, rồng trầu nguyệt, các loài thảo mộc quý, …

 - Dưới cùng của khám thờ gỗ là bệ. Bệ có thể được trạm khắc hình hổ phù, hoặc hình hoa lá cầu kì tinh tế.

 - Chúng ta có 2 loại khám thờ gỗ đó là khám thờ gia tiên, là loại khám thờ dùng trong gia đình, nhà thờ tổ, nhà thờ họ. Và khám thờ thần, thường được sử dụng trong các đình, đền, miếu, chùa, …:

     +, Khám thờ gia tiên bằng gỗ đẹp là những mẫu khám thờ được sử dụng trong không gian thờ của gia đình: Là những mẫu khám thờ bằng  gỗ, thường có một gian, hai cánh cửa có thể mở ra đóng vào. Bên trong khám thờ có để bài vị nghĩa là thờ bốn đời tổ tiên.

    +,Loại khám thờ thứ hai là khám thờ thần linh. Loại khám thờ này thường sẽ có 3 gian. Không có cánh cửa mà thay vào đó có thể có vách kính. Bên trong để tượng thần, tượng mẫu …. Loại khám thờ này thường được sử dụng trong các đình, đền, chùa, miếu,… để ngưỡng vọng thần linh, tỏ sự tôn kính đối với các đấng toàn năng và mong cầu phù hộ độ chì ấm no hạnh phúc.

 1 ,  Kích Thước  :   

-Ngang 0,81m /Cao 1,07m / sâu 0,42m 

( có loại gỗ : ,  gỗ Mít , gỗ Dổi)
Màu sắc: Sơn Son Thếp Vàng  / hoặc Màu Gụ

( Làm theo kích thước, loại gỗ khách hàng yêu cầu)

2, Loại Gỗ 

 +  Gỗ Mít ta ( ưu chuộng) : 

Các đồ thờ xưa thường được làm bằng gỗ mít vì gỗ mít không mọt, có mùi thơm, cây mít lại là biểu tượng của nhà giàu (nhà ngói cây mít). Đồng thời, vì cây mít rất sai quả, quả ra từ gốc đến ngọn, mỗi quả lại có rất nhiều múi, mỗi múi có một hạt, mỗi hạt sẽ phát triển thành một cây tượng trưng cho sự sinh sôi phát triển dồi dào.

  +  Gỗ Dổi:

Khả năng chống mối mọt tự nhiên cao, trong chạm khắc, chúng cũng ít bị co cót hay cong vênh. Tuổi thọ trung bình của bàn thờ án gian gỗ dỗi cũng tương tự như gỗ Mít (khoảng 200 năm). Đây cũng là một trong những loại gỗ được ưa chuộng trong chế tác bàn thờ gia tiên.

 

Quý khách hàng có nhu cầu đồ thờ gỗ có thể mua sẵn tại xưởng bán đồ thờ, hoặc có thể đặt làm  theo kích thước và chất liệu mong muốn tại các cơ sở chuyên cung cấp đồ  thờ cúng, các xưởng đồ thờ gỗ  uy tín tại các làng nghề  Cát Đằng nổi tiếng như Ý Yên – Nam Định.

Tại Đồ Thờ Gỗ Cường Huân có đủ các mẫu đồ thờ được chạm khảm tinh xảo với đủ các kích thước theo yêu cầu của khách hàng.

Cần tìm hiểu thêm thông tin về các sản phẩm đồ thờ gỗ cao cấp , Quý khách vui lòng liên hệ địa chỉ sau:

  - Văn phòng HN : CT1-1 khu đô thị Mễ Trì Hạ, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liên , thành phố Hà Nội

   - Xưởng Mộc      : Ngã 3 Cát Đằng, thôn Cát Đằng, xã Yên Tiến, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định