Chi tiết

A,  Đồ Thờ Gỗ Cường Huân  ( Làng nghề Cát Đằng - Ý Yên- Nam Định)

Quốc lộ 10 đoạn chạy qua ngã ba Cát Đằng hằng ngày luôn náo nhiệt bởi lượng người và phương tiện đi lại. Nằm sát mặt đường, xưởng mộc của nghệ nhân Ngô Văn Cường ( Đồ thờ gỗ Cường Huân) thôn Cát Đằng . Tiếp nối và phát huy truyền thống của rất nhiều thế hệ cha ông, ngày nay sản phẩm của cơ sở Đồ thờ gỗ Cường Huân đã chiếm trọn niềm tin của khách hàng trong phạm vi toàn Quốc. Minh chứng cho việc đó là hai lần VTV1 Đài Truyền Hình Việt Nam về làm phóng sự về làng nghề truyền thống Cát Đằng thì cả 2 lần đều chọn ghi hình tại cơ sở Đồ thờ gỗ Cường Huân. 

 B, CHI TIẾT BỘ NHANG ÁN (ÁN GIAN ) Mai Điểu ( GỖ HƯƠNG ĐÁ )

Bộ NHANG ÁN của Đồ thờ gỗ Cường Huân được tạo nên từ các công đoạn như chọn gỗ,  những nét đục đẽo chi tiết dưới tay người thợ thủ công, nước sơn tỉ mỉ. Sau đây là chi tiết về kích thước, loại gỗ ,...

 1 ,  Kích thước  :  

 -  Sập thờ Hương đá chân 26

 -  Dài 217, rộng 127, cao 117

-   Dạ tiền 10cm liền mộng chéo , ván 2cm, khuôn 5cm liền khối thêm chỉ 1cm 

( Làm theo kích thước khách hàng yêu cầu)

2, Loại Gỗ

  +  Gỗ Mít ta ( ưu chuộng) : 

Các đồ thờ xưa thường được làm bằng gỗ mít vì gỗ mít không mọt, có mùi thơm, cây mít lại là biểu tượng của nhà giàu (nhà ngói cây mít). Đồng thời, vì cây mít rất sai quả, quả ra từ gốc đến ngọn, mỗi quả lại có rất nhiều múi, mỗi múi có một hạt, mỗi hạt sẽ phát triển thành một cây tượng trưng cho sự sinh sôi phát triển dồi dào.

  +  Gỗ Gụ ( bền) : 

Vì gỗ gụ là dòng gỗ vô cùng quý hiếm, cao cấp thuộc nhóm I trong danh sách dòng gỗ quý ở Việt Nam. Thế nên, sản phẩm nội thất mỹ nghệ thường được làm chủ yếu từ cây gỗ gụ. Và một trong những ưu điểm của gỗ gụ sẽ mang đến vẻ đẹp tự nhiên cho đồ nội thất như: bàn ghế, nhang án, sập thờ,… như sau:

Gỗ gụ thường có đường vân rất thẳng, màu sắc gỗ gụ vô cùng đẹp mắt.

Gỗ gụ sở hữu đường kính thân cây lớn. Thế nên, chúng sẽ giúp cho việc thiết kế, tạo kiểu sản phẩm đồ thờ gỗ vô cùng dễ dàng.

Gỗ gụ vô cùng dễ đánh bóng, với khả năng chống chịu ngoại lực tốt, ít cong vênh cũng như mối mọt ít, tuổi thọ độ bền cao

  +  Gỗ Hương đá : 

Vì chứa tinh dầu tự nhiên nên tủ thờ làm bằng gỗ hương sẽ không bị mối mọt hay bạc theo năm tháng. Từ ngày xưa, bàn ghế hay sập gụ của vua chúa đều được làm từ gỗ hương hoặc các loại gỗ có hương thơm, có độ bền cao, thể hiện rõ sự quý hiếm và sang trọng của loại gỗ này.

  +  Gỗ Hương Đỏ: 

Người ta ưa chuộng gỗ này cũng bởi gỗ đẹp, từng vân gỗ vừa mỏng vừa mịn, gỗ có chứa tinh dầu nên hạn chế khả năng bị mối mọt theo thời gian. Gỗ hương có mùi thơm nhẹ nhàng thích hợp dùng làm đồ thờ như sập thờ, bàn thờ....

  +  Gỗ Mít Nam Mỹ: 

Gỗ mít Nam Mỹ cũng được sử dụng nhiều trong phong thủy. Đây là loại gỗ được sử dụng để tạc tượng phật, sản xuất ban thờ. Những sản phẩm phong thủy làm ra có màu sắc sáng ngời, mang lại sinh khí cho căn nhà, thu hút sức khỏe, tài vận cho gia chủ. Gỗ mít cũng có mùi hương dễ chịu giúp người dùng thấy thoải mái.

  +  Gỗ Dổi:

Khả năng chống mối mọt tự nhiên cao, trong chạm khắc, chúng cũng ít bị co cót hay cong vênh. Tuổi thọ trung bình của bàn thờ án gian gỗ dỗi cũng tương tự như gỗ Mít (khoảng 200 năm). Đây cũng là một trong những loại gỗ được ưa chuộng trong chế tác bàn thờ gia tiên.

3,  Các Mẫu Sập Thờ :

  + Sập Thờ Tứ Linh

  + Sập Thờ Mai Điểu

  + Sập thờ Hổ Phù chân Nghê

  + Sập thờ Sen

4 ,Ý Nghĩa Linh Thiêng Sập Thờ
Sập thờ gỗ là sản phẩm nội thất được sử dụng với mục đích thờ cúng phổ biến ở các nước Á Đông hiện diện trong các gia đình có điều kiện kinh tế tốt và có phòng thờ riêng.

Là một loại bàn thờ được thiết kế theo phong cách cổ điển, sập thờ thường được chạm trổ các hoa văn cầu kỳ mang các ý nghĩa tâm linh cao.

- Ý nghĩa sập thờ tứ linh

Trước khi tìm hiểu ý nghĩa của sập thờ tứ linh, chúng ta cùng giải đáp ý nghĩa của Tứ linh. Tứ linh được dùng để chỉ 4 linh vật “Long - Lân - Quy - Phụng”, bắt nguồn từ 4 vị thần Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ, Chu Tước.

Tứ linh được tạo nên từ 4 phương trời, đại diện cho 4 nguyên tố đất, nước, lửa, gió. Đây là 4 nguyên tố tự nhiên cơ bản tồn tại trong trời đất để tạo nên sự sinh sôi, phát triển của mọi loài. Vì vậy, tứ linh mang sức mạnh đại diện cho thiên nhiên, đất trời.

Hình ảnh tứ linh được sử dụng trong văn hóa của nhiều nước phương Đông, phổ biến trong văn thơ, kiến trúc cổ có tính linh thiêng như đình, chùa, miếu, nhà thờ tổ, … Ngày xưa, tứ linh là biểu tượng của sự giàu sang phú quý, của quyền lực trong hoàng tộc. Ngày nay, tứ linh được sử dụng để trấn yểm đuổi tà và mang các nguồn năng lượng tốt, may mắn, tài vận đến cho gia chủ.

- Ý nghĩa sập thờ mai điểu

Ngoài chạm đục tứ linh thì các sập thờ còn được điêu khắc các hình ảnh khác như hoa văn mai điểu. Vậy ý nghĩa sập thờ mai điểu là gì?

Mai Điểu là một bộ phận nhỏ được ưa chuộng nhất của trường phái Hoa Điểu Họa, được sử dụng ở các nước Á Đông cổ. Đây là một cặp đôi nghệ thuật mang tính truyền thống mang tính hài hòa, gắn bó và đan xen với nhau.

Mai, tức hoa mai là biểu tượng của mùa xuân, của sức sống và sự sinh sôi. Mùa khởi đầu trong một năm, mang lại may mắn tốt lành trong mọi sự. Điểm xuyết trên những cành mai là cặp chim chuyền ríu rít, gắn bó nâng tầm vẻ đẹp cho bức tranh cũng như mong ước sự hòa hợp, yên ấm trong cuộc sống gia đình.

Vì vậy, mai điểu được sử dụng để trang trí trong các sập thờ tượng trưng cho sức sống vui tươi, may mắn ngập tràn. Đây cũng là một cách thức người Việt thể hiện sự tôn kính của mình với các vị thần linh, gia tiên.

 

   Quý khách hàng có nhu cầu đồ thờ gỗ có thể mua sẵn tại xưởng bán đồ thờ, hoặc có thể đặt làm  theo kích thước và chất liệu mong muốn tại các cơ sở chuyên cung cấp đồ  thờ cúng, các xưởng đồ thờ gỗ  uy tín tại các làng nghề  Cát Đằng nổi tiếng như Ý Yên – Nam Định.

Tại Đồ Thờ Gỗ Cường Huân có đủ các mẫu đồ thờ được chạm khảm tinh xảo với đủ các kích thước theo yêu cầu của khách hàng.

Cần tìm hiểu thêm thông tin về các sản phẩm đồ thờ gỗ cao cấp , Quý khách vui lòng liên hệ địa chỉ sau:

  - Văn phòng HN : CT1-1 khu đô thị Mễ Trì Hạ, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liên , thành phố Hà Nội

   - Xưởng Mộc      : Ngã 3 Cát Đằng, thôn Cát Đằng, xã Yên Tiến, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định